Hơi thở tịnh chỉ
Khi tâm chưa xả ly ngũ triền cái và thất kiết sử mà tu tịnh chỉ hơi thở là tự giết mình. Không đoạn dứt ái kiết sử mà muốn tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền, là điên đảo tưởng, điên đảo tâm mà tâm điên đảo thì làm sao tịnh chỉ hơi thở nhập Tứ Thiền được.
Lời Phật dạy rõ ràng như thế này: “Có ba hành:
1- Khẩu hành (Khẩu hành là tầm tứ).
2- Thân hành (Thân hành là hơi thở).
3- Ý hành (Ý hành là tưởng và thọ). Tịnh chỉ khẩu hành là nhập Nhị Thiền; tịnh chỉ thân hành là nhập Tứ Thiền; tịnh chỉ Ý hành là nhập Diệt Tận Định”.
Thiền định ngưng hơi thở là Thiền định dành cho những bậc giới đức thanh tịnh, tâm hoàn toàn ly dục ly ác pháp, thì mới tịnh chỉ hơi thở. Thiền định ngưng hơi thở là một loại Thiền định dành cho những bậc Thánh, không thể dành cho những phàm phu còn ăn uống phi thời, còn phạm giới, bẻ vụn giới, còn có chùa to tháp lớn, sống trong cảnh giàu sang như cung vàng điện ngọc.
Thiền định ngưng hơi thở là một loại Thiền không thể dành cho những người còn ái kiết sử trói buộc, ngồi trong thất tu mà nhớ vợ, nhớ con, nhớ tiền tài vật chất, nhớ xe hơi nhà lầu, v.v... Hơi thở tịnh chỉ không phải khó tu, khó là ở chỗ tâm thanh tịnh, cho nên sự tu tập của đạo Phật là chỗ có giới luật, chỗ có giới luật là chỗ rất khó giữ.
Giới luật giúp tâm thanh tịnh tức là giới luật giúp ly dục ly ác pháp, chỗ ly dục ly ác pháp là chỗ giới luật của đức Phật. Cho nên, tịnh chỉ hơi thở là vấn đề phụ, chúng ta đừng nên quan tâm đến nó, mà hãy quan tâm đến tịnh chỉ lòng ham muốn và các ác pháp tức là ly dục ly ác pháp.
Gợi ý
-
Hơi thở để nhập các định
Phật giáo không có dạy dùng hơi thở để nhập các định. Định Niệm Hơi Thở chỉ dùng hơi thở để ly tham, sân, si và các ác pháp.
-
Giữ gìn giới hành hơi thở vô hơi thở ra
là tu tập an trú trong hơi thở vô hơi thở ra phải biết rất rõ ràng, không được để quên, để mất, để mờ mịt hơi thở vô ra. Vì tâm chúng ta hay quên (vô ký) nên phải dùng pháp tác ý, dẫn tâm tỉnh giác mãi mãi,...
-
Tu Định Niệm Hơi Thở với hơi thở dài, ngắn
thì phải biết hơi thở mình thở dài ngắn rõ ràng. Khi tập hơi thở phải vận dụng, nếu hơi thở dài thì phải thở đều đều chậm dài, không được thở lúc dài lúc ngắn.
-
Giới đức giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô
là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
-
Giới đức niệm hơi thở ra, hơi thở vô
là những lời dạy đạo đức về đời sống đạo đức của con người trong hơi thở, tức là Chánh nghiệp.
-
Giới đức Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
là những lời dạy đạo đức về đời sống đạo đức của con người trong Hơi Thở tức là Chánh Kiến.
-
Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
Giới hành niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... đều nương vào Hơi Thở Tĩnh Giác mà tiếp giao, nhớ đừng bao giờ quên Hơi Thở, như vậy được gọi là Chánh Tư Duy. Trước khi thực hiện làm cho sung...
-
Giới hạnh giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô
là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới hành niệm hơi thở ra, hơi thở vô như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v... Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
-
Cách để ý thức nhận xét sự hoạt động của tâm theo từng hơi thở ra vô
thì dùng đề mục 6 của Định Niệm Hơi Thở: “Cảm giác tâm hành tôi biết tôi hít vô; cảm giác tâm hành tôi biết tôi thở ra”. Mỗi lần hít vô hay thở ra đều lắng nghe tâm đang có niệm hay không niệm và niệm ấy là niệm...
-
Định Niệm Hơi Thở vô, hơi thở ra cần phải được khéo tác ý
Tác ý như thế nào? Trong Định Niệm Hơi Thở Phật dạy: “Quán ly tham tôi biết tôi hít vô, quán ly tham tôi biết tôi thở ra”. Đó là phương pháp tác ý đoạn tận tâm tham. Với tâm sân, cũng nương vào hơi thở mà tác ý như...
-
Muốn đạt được một đời sống Giới Hạnh Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra
thì phải thông hiểu giới đức, giới hạnh và giới hành của Hơi Thở. Giới đức Niệm Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra là những lời dạy đạo đức về đời sống đạo đức của con người trong Hơi Thở tức là Chánh Kiến. Giới hạnh Niệm Hơi Thở Vô,...
-
Tịnh chỉ hơi thở
Hơi thở là sự hoạt động tự nhiên của thân để tiếp thu thể khí bên ngoài nuôi dưỡng thể khí bên trong. Hơi thở là sự hoạt động nội của thân, là mạng sống của con người. Nghĩa đen của bốn chữ tịnh chỉ hơi thở là: “dùng năng...
-
An trú tâm trong hơi thở
An trú tâm trong hơi thở là để khắc phục những tham ưu trên thân hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là để đẩy lui những bệnh khổ trong thân (cảm thọ) hoặc là để đẩy lui tâm tham, sân, si. (theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở)...
-
An trú tâm trọn vẹn trong hơi thở
tức là biết hơi thở vô, hơi thở ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái, an lạc, đó là làm cho tràn đầy sung túc, dư thừa, không thiếu về niệm hơi thở.
-
Tỉnh giác trong từng hơi thở
Phải siêng năng hướng tâm, giữ gìn thân bất động, trụ tâm tại một điểm duy nhất. Từ bắt đầu tọa thiền cho đến xả thiền, phải tỉnh giác hoàn toàn trong hơi thở bằng ý thức, coi chừng rơi vào tưởng thức mà không biết.Khi chưa hướng tâm “An...
-
Tu Định Niệm Hơi Thở
ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai mắt nhìn xuống chót mũi, kế đó hít vào một hơi thở, chậm, nhẹ, dài. Khi nào hít vào hết thì thở ra cũng chậm, nhẹ và dài để tâm gom lại. Khi thở ra hết thì trở lại hơi thở...
-
Tu hơi thở
cần phải tập kỹ, tập hơi thở cho đúng tức là đầu tiên tập nhiếp tâm cho được trong hơi thở, rồi sau đó phải tu tập an trú trong hơi thở cho được. Tu tập cho có chất lượng, không nên tập trung cao. Không được tu lờ mờ,...
-
Thiền hơi thở
gồm có bốn pháp tu tập: phong, khí, suyển, tức. Thiền hơi thở do một vị thiền sư (có lẽ là Cảnh Phong).
-
Định Niệm Hơi Thở
Định Niệm Hơi Thở có 16 đề mục tu tập để đối trị 16 chướng ngại pháp trong thân tâm. Tu tập theo Phật giáo phải tu tập rất kỹ lưỡng về Định Niệm Hơi Thở để cho thân tâm có đủ năng lực đẩy lùi các chướng ngại pháp...
-
Muốn an trú tâm vô trong hơi thở
Khi ngồi xuống xong, thu xếp tay chân giữ thân cho yên ổn, không còn chướng ngại gì. Ngồi như vậy một lúc độ 3 – 5 phút, thấy thân yên lặng, không có chướng ngại, thấy tâm cũng yên ổn, không có niệm gì hết lúc đó mới tác...